Nếu có thể nói tới một cơ hội lớn, một làn sóng thực sự cuốn cho mọi người bứt phá thì chính là mình đang nói về cái này “Taobao Village”. Mình được tiếp xúc làm việc kinh doanh với Trung Quốc từ năm 2007 từ những lần đi xe giường nằm sang Guangzhou cho đến những đợt công tác liên tục kéo dài vài tuần dọc từ Shanghai – Yiwu – Taizhou – Fuzhou- Guangzhou- Shenzen. Trong năm 2019 tổng số ngày mình làm việc ở TQ là 32 ngày gồm đi hội chợ, đi thăm nhà máy và đặc biệt được dẫn tới các ngôi làng Taobao thăm quan và học hỏi.

Taobao Village là gì?

(1) Những Ngôi làng Taobao đầu tiên được hình thành từ nhưng năm 2010 tuy nhiên thực sự bùng phát trong 5 năm trở lại đây và đạt hơn 4000 làng 2020. Doanh số kỉ lục 2019 là 98 Tỷ USD so với 262Tỷ đô GDP Việt Nam chúng ta có thể thấy khủng khiếp như thế nào. Một ngôi làng Taobao được định nghĩa là doanh số bán hàng Online trên 1.6 Triệu USD , trên 100 store hoặc ít nhất 10% dân số trong làng bán hàng Online trên taobao. (2)Dong Feng là ngôi làng taobao đầu tiên, trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ giá rẻ với hơn 1.000 hộ gia đình & xưởng sản xuất. Với khả năng tiếp cận gỗ và lao động địa phương giá siêu rẻ, họ có thể bán với giá rất cạnh tranh trên sàn TMĐT so với giá khi phân phối đồ nội thất gỗ truyền thống. Số lượng đơn hàng nhiều và liên tục khiến Dong Feng kích thích thêm được rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ. Đến năm 2014, khu vực Dongfeng có tới 40 công ty hậu cần cung cấp dịch vụ vận tải phục vụ cho TMĐT.

Tại sao lại là Taobao village ?

Tâm lý của khách hàng Trung Quốc nói riêng và cả Châu Á nói chung bao gồm Việt nam đều rất giỏi về tính toán, cho nên việc so sánh giá và luôn cố gắng tìm được sản phẩm tốt với giá rẻ nhất là rất phổ biến. Và càng ngày người mua hàng càng được đào tạo, thông minh lên, giỏi lên trong việc tìm kiếm giá tốt.Và seller/ nhà bán hàng Trung Quốc cũng rất khô máu trong việc cạnh tranh về giá. Cho nên margin lợi nhuận càng ngày càng thấp khiến những NBH chịu chi phí cao ở trong thành phố lớn cả về kho bãi / nhân sự rất khó cạnh tranh phải dạt ra xa trung tâm. Các NBH ở vùng quê có lợi thế về chi phí ngày càng phát triển. Đặc biệt là những ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất cần nhiều lao động, kho bãi. Việc Thanh toán ở TQ phát triển nhanh hiện đại và hiệu quả nhất thế giới (3) từ 2015 tỷ lệ thanh toán bằng điện thoại đã chiếm trên 50% và đến 2019 là 85% tổng thanh toán ở Trung Quốc. Alipay/ wechat pay phát triển khiến chi phí thanh toán gần như bằng 0 và hầu hết TMĐT Trung Quốc là trả trước khiến TMĐT bùng nổ một cách nhanh chóng trong những năm gần đây Logistic liên vùng và nội vùng nông thôn được đầu tư rất nhiều từ Alibaba và JD. 2016 Alibaba đầu tư 700 triệu $ vào Huitongda Network Co để phát triển chuỗi cung ứng, kho bãi và công nghệ để cải thiện cơ sở hạ tầng thương mại điện tử trong vùng nông thôn. Viêc vận chuyển từ các vùng nông thôn về Trung tâm càng ngày chi phí càng giảm và tốc độ càng nhanh.

Việt Nam thì sao liệu có thể có các Làng Shopee ở Thái hòa Nghệ An hay Mù Cang Chải Yên Bái ?

Chắc chắn là CHƯA trong một khoảng thời gian 3-4 năm tới vì nhu cầu chưa đủ, thiếu chuyên nghiệp, thương mại là chủ yếu, Logistic vận chuyển cũng như thanh toán chưa thực sự tốt và rẻ.

Nhu cầu hàng hóa trên TMĐT Việt Nam vẫn còn thấp hiện chỉ đạt 4.2% trên tổng doanh số bán lẻ. Do đó việc đẩy quy mô lớn để tận dụng kho bãi, nhân sự giá rẻ ở nông thôn vẫn chưa thực sự hiệu quả. Sản phẩm trên sàn TMĐT Việt Nam vẫn chủ yếu là nhập khẩu và phân phối lại hàng Trung Quốc là chính dẫn đến không có được nhiều lợi thế từ mô hình F2C (factory 2 Customer- Bán thẳng từ nhà máy đến khách hàng )Vận chuyển vẫn chưa thực sự rẻ/ tốt và hiệu quả đối với hàng hóa ở vùng nông thôn, miền núi. Thử tưởng tượng kho hàng của bạn ở Miền núi hoặc nông thôn vùng sâu vùng xa thì vận chuyển về đến Hà Nội chi phí cao ngất ngưởng. Đường xá thì lởm khởm chưa thuận tiện cho TMĐT phát triển.Thanh toán ở Việt Nam đã tốt hơn so với trước rất nhiều tỷ lệ COD đã ko còn 95% như trước nữa nhưng để so với 85% thanh toán mobile payment như Trung Quốc thì vẫn còn khá là xa vời. Rất mong 1-2 năm tới VNpay- Momo- Viettelpay- Moca thay đổi được phần nào phần thanh toán online.

Vậy có cửa nào để chiến theo mô hình Tao Bao Village ở Việt Nam không? Làng Shopee có thể có không?

Mô hình phù hợp sẽ lại tao một chút

  • Giảm chi phí tối thiểu bạn có thể nhìn thấy rất nhiều hệ thống Shop khủng trên TMĐT Việt Nam dạt ra ngoại ô trung tâm ví dụ như Hoài Đức, Gia Lâm, Hà Đông, Phú xuyên Tại Hà Nội – Nhà Bè, Q12, Thủ Đức Tại Hồ Chí Minh Hoặc dạt xa hơn chút về Hưng Yên, Bắc Ninh, Phú Thọ Bình Dương. Những nơi này có chi phí kho và nhân sự thấp hơn trung tâm. Tuy nhiên vẫn giữ được chi phí vận chuyển thấp
  • Phát triển Quy mô ngày càng tăng dựa trên mô hình kho tiêu chuẩn tối ưu thêm nhiều shop, nhiều ngành hàng vào cùng quản lý để tăng hiệu quả hoạt động.
  • Sử dụng các công cụ phần mềm tối ưu chi phí chăm sóc khách hàng. Trước đây 6 Shop mình cần đến 6 nhân sự CSKH, gần đây mình chỉ cần 2 thậm chí có những thời điểm chỉ có 1 người cân tất thông qua phần mềm Sota ( quản lý chat/ đơn hàng/ review gom hết vào 1 chỗ).

Trà Bô 3/2020

(1) http://www.xinhuanet.com/english/2019-08/30/c_138351679.htm

(2) https://retail.economictimes.indiatimes.com/…/chinas…villages-show-e-commerce-can-transform-rural-india/49524885

(3) https://www.dezshira.com/…/market-share-of-mobile-vs…payments-in-china-7765.html

(4) A Quick Take from Blue Book of China’s Commercial Sector (2019-2020)

(5) https://cafef.vn/tang-truong-30-nam-nhung-doanh-thu-tmdt…muc-ban-le-hang-hoa-20191204200003015.chn

————-

Trà Bô, 2022

Khi share bài viết bạn nhớ cần post link nguồn và nhắn vào Zalo này -> https://zalo.me/g/ojjwlw410