- Gần đây mình gặp rất nhiều câu hỏi dạng như thế này!
Thực sự tôi biết rất nhiều người khởi nghiệp bán hàng Shopee thành công có phân nửa thậm chí 1/10 số đó
Họ có ít tiền nghèo sắp chết, cắt giảm chi phí tự mầy mò và tận dụng mọi nguồn lực có sẵn cũng như những điểm mạnh của họ và họ đặc biệt không hỏi mình câu hỏi như vậy!
Ngược lại, những người bên ngoài nhìn thấy nhiều người khác bán kinh quá cũng lao vào.Họ nghĩ rằng họ có ít tiền sẽ thành lập một đội ngũ và thuê một văn phòng sang trọng, thuê nhân sự về phục vụ, họ không có ý tưởng gì về thương mại điện tử, đa phần về sau sẽ lỗ vốn, có bao nhiêu tiền cũng toang hết. Và họ hỏi mình rất nhiều !
Mình không phủ nhận tiền rất là quan trọng, đặc biệt là lúc có chủ lực phát triển vốn để đẩy mạnh tăng doanh số.
Mình đã kinh doanh TMĐT được 8 năm và shopee thì từ 2018 cũng trải qua nhiều hỉ nộ ái ố có lãi có lỗ chứng kiến rất nhiều case study thần thành cũng như những vụ fail sấp mặt
.
Mình sẽ mô tả một vài người Toang Sấp mặt mà mình biết trước nhé
- Đầu tiên là những người đang bán offline/ fb nhẩy sang sàn cứ tưởng ngon rồi thêm traffic là bán thôi
- Thứ 2 là những người mới máu me đi tìm sản phẩm ngay mà không phân tích thị trường cũng như điểm mạnh điểm yếu của riêng cá nhân mình đặc biệt thích lao vào ngay Thời trang Nam/ Nữ, Túi ví, Mỹ phẩm. Toàn những ngành hàng cạnh tranh cực cao rồi lao vào làm
- Thứ ba: Là những bạn làm ko hiệu quả thì quay ra làm đơn ảo, rồi thi thoảng ăn quả khóa shop mất trắng
- Thứ tư: Là chăm chăm vào chạy quảng cáo từ khóa shopee… đổ tiền vào lấy traffic kéo đơn về cho đỡ xấu hổ trong khi cơ bản thì chưa vững dẫn đến tốn tiền ngang ngửa hồi xưa facebook ads mà lại ko hiệu quả.
Vậy những người thành công trông như thế nào ?
- Đầu tiên chắc là những seller may mắn trời độ, hỏi kĩ về vận hành khéo cũng lúng túng chả rõ thế nào tuy nhiên shop may mắn chọn đc sản phẩm ngon đúng thời điểm cũng như booking đc KOC ăn đề xuất liên tục . Xuân tóc đỏ cũng phải nể phục .. và rồi con sản phẩm đó , shop đó bay lên như diều gặp gió … Tuy nhiên may mắn đến rồi cũng đi Việc sau này của shop chỉ đơn giản là học hiểu thêm kiến thức vận hành để giữ vững phong độ cũng như phát triển tương lai
- Loại 2 là những người rất chăm chỉ thường là con gái cực kì tỉ mỉ bắt đầu bằng việc 1 mình làm hết tất cả mọi việc từ hàng hóa đóng gói , làm hình ảnh rồi traffic rồi tối ưu đủ cả. sau đó thuê thêm dần nhân sự đóng gói , chat cksh nhưng vẫn lead chính quản lý shop chi li tối ưu từng hào từng đồng. Họ kiếm tiền chính bằng việc tối ưu hệ thống còn sp phổ thông cũng không quá khác biệt nhưng vẫn có thể kiếm được tiền
- Loại 3 là kiếm tiền trong im lặng, bạn hỏi sản phẩm anh là gì còn lâu mới nói, cùng lắm nói chung chung là ngành hàng A,B,C và tất nhiên Shop anh ta link gì bạn cũng ko biết được. Những người này âm thầm cầy tiền thôi. Thứ key trong TMĐT không phải là sản phẩm hay sao vậy nên tại sao anh ta phải chia sẻ với bạn thứ quý nhất đó. Vận hành hiện nay đã quá dễ dàng để nâng cao …Những thứ trong Shopee UNI chắc seller nào chả biết , tiêu đề thế nào ảnh bìa sao cho đẹp , mô tả thế nào rồi cách tạo các chương trình marketing 2 tuần ai cũng trở thành pro nếu ko lười. và việc tập trung nhiều hơn về phân tích sản phẩm giúp shop có nhiều lợi thế hơn. Sau khi phân tích dữ liệu, xác định đc cần đầu tư bao nhiêu tiền, lợi nhuận mang lại là bao nhiêu, số lượng đối thủ như nào họ đang kiếm được bao nhiêu trong một tháng, và mất bao lâu để vượt qua đối thủ. Họ vất vả mới tìm ra được sản phẩm, làm sao có thể vô cớ nói cho bạn. Vậy nên người nào mách bạn sản phẩm nào bán tốt thì nhất định đéo được tin, nếu dễ làm thì họ đã làm rồi. Trừ khi sản phẩm này đã bão hòa giá cạnh tranh khốc liệt, mọi người chuẩn bị bỏ chạy rồi. Ai thích làm thì làm. thậm chí họ mời bạn vào để bán sỉ cho bạn mà thôi.Tiền ko tự dưng từ trên trời rơi xuống . thứ duy nhất rơi miễn phí là nước mưa và cứt chim mà thôi
- Cuối cùng loại 4 thì sướng mồm hơn khi họ sẵn sàng chia sẻ thoải mái với bạn tất cả mọi thứ đơn giản là họ có hệ thống vận hành tốt cũng như độc quyền sản phẩm và rất nhiều rào cản cho đối thủ nhẩy vào chiến đấu. 2021 mình có bán ổ cắm điện -> Đây có lẽ là case thành công nhất của mình khi mà ngay từ đầu mình đã show cho mọi người nhà máy rồi tái sao lại chọn sp vì đơn giản mình đã kí hợp đồng đọc quyền cũng như điều đó giúp mình bán đc 2-3000 ổ cắm ngay trên fb cá nhân.
Tuy vậy vẫn hơi khó biết được xem là bạn có phù hợp để khởi nghiệp bán SHOPEE hay không .. Mình liệt kê ra đây 09 Điểm lợi thế, để mọi người tự áp vào mình xem có bao nhiêu lợi thế trước khi vào Sàn Nhé
- Thứ nhất, sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất, chiếm đến 30% – 40% thành công. Ngay khi bạn nghĩ tới kinh doanh thương mại điện tử, điều cần xác định đầu tiên là bán cái gì, chứ không phải bán như thế nào. Bạn có xưởng sản xuất riêng? Bạn có hợp đồng nhận cung cấp độc quyền từ nước ngoài? Hay có nguồn nhập sản phẩm với giá rẻ hơn? Bạn tìm được 1 sản phẩm hay ho mà ở VN chưa ai bán Tất cả đều có thể trở thành lợi thế về sản phẩm của bạn .
- Thứ hai, muốn có đơn hàng thì cần “traffic”. Những ai có sẵn lợi thế này, ví dụ như đang quản lý một hội nhóm có đông đảo thành viên từ bên ngoài, hoặc có 1 kênh tiktok review chất lượng rất dễ khởi nghiệp từ đây. Mình biết 1 bạn gái rất trẻ trong HCM xuất phát từ việc làm tiktok review sau rồi tự thấy kênh traffic tốt quá tìm mấy xưởng quần áo bánh bèo về bán thử trong khi kiến thức với kinh nghiệm làm sàn =0 sau rồi thì đơn về quá chời đăng lên là bán chả cần tối ưu. “Traffic” ngoại ngày càng là thứ quan trọng
- Thứ ba về thẩm mỹ, hãy làm ảnh và video cho thật tốt. Bạn nên tự trang bị cho mình kỹ năng này để giảm thiểu chi phí thuê ngoài khi mới bắt đầu, vốn mỏng. Đây cũng là những thứ có thể tạo khác biệt trên sàn TMĐT. Mình quen 1 anh chủ shop đồ ăn vặt … lao vào thị trường tay trong khi đã có đối thủ rất mạnh có cả trăm ngàn đánh giá rồi sau 1 năm vẫn on TOP một trong những key của bạn này là việc thiết kế bao bì/ packing cũng như ảnh bìa sản phẩm , trang trí gian hàng cực kì chuyên nghiệp
- Thứ 4 là Một yếu tố khác, chủ động một kho đủ rộng từ 200–1000 m2, thuận tiện cho việc đóng gói, vận chuyển là rất cần thiết. Không giống như Facebook, nguyên tắc bán trên các sàn TMĐT là bán số lượng lớn, giá hợp lý mà vẫn có lãi. Do đó, cần tích trữ để tránh cháy hàng. đặc biệt là những ngày sale lớn Spike day, cho nên việc có 1 kho tiêu chuẩn ổn định 1 mặt sàn chi phí hợp lý cũng là 1 lợi thế không nhỏ
- Thứ năm, thương hiệu. Thị trường ngày càng cạnh tranh, việc bán hàng không thương hiệu hoặc xuất xứ không rõ ràng cũng ngày càng khó. Do đó, những ai có sẵn thương hiệu và được bảo hộ, sẽ có lợi thế rất lớn.
- Thứ sáu là yếu tố nhân sự, vận hành. Kinh doanh TMĐT đi liền với tiết kiệm, nhưng bạn cũng cần đối nhóm tư vấn, đóng gói,… Nếu có sẵn một đội ngũ nhân sự tin cậy từ việc kinh doanh từ trước thì hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, đơn hàng còn ít, chỉ cần bạn hoặc thêm một cộng sự, cùng nghiên cứu, vừa làm vừa học là đủ.
- Thứ 7, Một điều kiện khác quan trọng không kém, sự tập trung. “Theo mình, đã quyết định kinh doanh trên sàn TMĐT thì phải tập trung vào nó. Có những người vừa muốn bán hàng TMĐT, vừa muốn bán trên Facebook và cả bán lẻ, bán buôn thì rất khó do các mô hình chồng chéo lên nhau. Trên sàn TMĐT, do phải cạnh tranh với hàng trăm người nên giá cần hợp lý, linh hoạt theo từng thống kê, không thể như giá trên Facebook được. Hệ thống cũng vây, TMĐT chỉ cần chi quảng cáo 5% thôi nhưng Facebook lại 20% – 30%, gây ra hoảng loạng trong kiểm soát chi phí và thiếu hiệu quả.Như mình, mình bỏ luôn Facebook, chỉ coi đây là kênh kéo “traffic” thôi”,
- Thậm chí, việc kinh doanh TMĐT cũng rất mất thời gian và nguồn lực, khó mà coi như một công việc part-time được. “Mình nghĩ cần tập trung 100% vào nó. Còn như một số quảng cáo nói rằng mẹ bỉm sữa chỉ cần dành vài tiếng một ngày thì không thể làm được đâu. Chỉ là khi bạn đã tập trung xây dựng, vận hành tốt hệ thống trong 6 – 12 tháng rồi thì lúc ấy có thể rảnh tay hơn. Đừng nói với mình rằng “Em muốn làm TMĐT, nhưng vẫn muốn làm ngân hàng, vẫn đến văn phòng long lanh chứ không phải nhà kho”, không được đâu”
- Điều kiện thứ tám, kiến thức về TMĐT. Bạn đã nghiên cứu xem bán trên Tiki, Lazada, Shopee,… khác với bán trên Facebook thế nào chưa? Bạn đã tham khảo những seller có kinh nghiệm? Nếu chưa, hãy học ngay đi nhé kiến thức miễn phí rất nhiều từ group Lập nghiệp shopee rồi các lớp livestorm của shopee uni kiến thức cơ bản và miễn phí ở đó. Có nhiều người chưa biết gì cứ muốn nhanh chóng qua khóa học 2-3 ngày là thành tài ngay thì khoai sắn không đơn giản vậy đâu . Học shopee là cả 1 quá trình vừa học vừa làm thử sai liên tục chứ ko phải là 30 câu trắc nghiệm tích đúng là xong.
- Điều kiện cuối cùng mới là tiền. Trong giai đoạn 6 tháng đầu, khi đơn hàng còn thấp chỉ đủ hòa vốn thì bạn cần chút vốn sẵn có để duy trì hoạt động và đội ngũ của mình. Tuy nhiên, thay vì hỏi “Tôi có 100 triệu hay 200 triệu, 500 triệu có kinh doanh TMĐT được không?” thì hãy quan tâm 8 yếu tố trên trước tiên. Có tiền thôi chưa đủ để bảo chứng cho thành công trên TMĐT. Nó chỉ giúp cho tốc độ scale Tăng trưởng nhanh hơn khi đến điểm bùng phát. khi 1 con sp được lên Top, vào guồng.
- Ví dụ bạn mong muốn lãi 100tr/ tháng với mức lợi nhuận trung bình 10% doanh số bạn cần 1 Tỷ/ tháng nếu 30 ngày xoay vòng vốn/ lần cộng với việc tiền về shopee chậm bạn cần 1.5 Tỷ để có thể đạt được mức lợi nhuận đó còn lãi 10tr chắc cần 150tr
Nếu đã sở hữu 3 – 4 trong 9 lợi thế trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin để tham gia vào thị trường TMĐT. Nếu sở hữu ít hơn hoặc chả thấy mình có lợi thế nào, thay vì lao vào kinh doanh ngay, bạn nên hoàn thiện, nâng cấp thêm những nguồn lực khác hoặc tìm thêm người hợp tác phù hợp chứ 300 tr hay 3 Tỷ thì cũng bay theo làn sương khói mà thôi
Trà Bô
Bài viết và podcast mới update hàng tuần mỗi thứ 4
Chiase
Ps: Mọi người có thể chia sẻ thêm có bao nhiêu lợi thế và khởi nghiệp với bao nhiêu $ nhé . Mình bắt đầu bán hàng với 230tr nhập cont hàng đầu tiên